CẦU TRỤC – NGUYÊN LÝ, CẤU TẠO VÀ PHÂN LOẠI

CẦU TRỤC – NGUYÊN LÝ, CẤU TẠO VÀ PHÂN LOẠI

Cầu trục là loại máy trục có kết cấu giống chiếc cầu có bánh xe lăn trên đường ray chuyên dùng, nên còn gọi là cầu lăn. Nó được sử dụng rất phổ biến trong hầu hết các ngành kinh tế va quốc phòng để nâng – chuyển vật nặng trong các phân xưởng và nhà kho, cũng có thể dùng để xếp dỡ hàng. Cần trục có thể được trang bị móc câu, cơ cấu nam châm điện hoặc gầu ngoặm tùy theo dạng và tính chất của vật nâng. Theo dạng kết cấu thép của cầu trục người ta phân loại thành cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi.

CẦU TRỤC DẦM ĐƠN 5Tx18M

Các bộ máy cần trục có thể được dẫn động bằng tay hoặc băng động cơ điện dùng mạng điện công nghiệp. Cần trục được điều khiển do người lái chuyên nghiệp từ trong cabin treo ở một đầu dầm. trường hợp dùng pa lăng điện làm cơ cấu nâng có thể được điều khiển từ mặt nền qua hộp nút bấm điều khiển, trong trường hợp này thì không cần người lái chuyên nghiệp.

Các thông số cơ bản của cầu trục là: Sức nâng tải Q, Khẩu độ L, chiều cao nâng H, vận tốc làm việc của các bộ máy và chế độ làm việc của các bộ máy của cần trục. Với sức nâng nhỏ từ 1 đến 5 tấn, khẩu độ ngắn từ 5 đến 17 mét và chế độ làm việc nhẹ thường là cần trục dầm đơn. Các cầu trục dầm đôi công dụng chung có thể có chế độ làm việc nhẹ, trung bình hoặc nặng. Sức nâng tải từ 5 đến 300 tấn, khẩu dộ L từ 10 đến 35 mét. Các cầu trục dùng lắp rắp thiết bị công nghiệp, thiết bị thủy điện lớn có thể có sức nâng đến 500 tấn. Vận tốc nâng hạ của cầu trục thường dùng từ 8 đến 20 mét/phút, vận tốc di chuyển xe con từ 10 đến 50 mét/phút và vận tốc di chuyển cầu trục 40 đến 150 mét/phút.



Cùng chủ đề?


CẦU TRỤC – NGUYÊN LÝ, CẤU TẠO VÀ PHÂN LOẠI

Cầu trục là loại máy trục có kết cấu giống chiếc cầu có bánh xe lăn trên đường ray chuyên dùng, nên còn gọi là cầu lăn. Nó được sử dụng rất phổ biến trong hầu hết các ngành kinh tế va quốc phòng để nâng – chuyển vật nặng trong các phân xưởng và nhà kho, cũng có thể dùng để xếp dỡ hàng. Cần trục có thể được trang bị móc câu, cơ cấu nam châm điện hoặc gầu ngoặm tùy theo dạng và tính chất của vật nâng. Theo dạng kết cấu thép của cầu trục người ta phân loại thành cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi.

CẦU TRỤC DẦM ĐƠN 5Tx18M

Các bộ máy cần trục có thể được dẫn động bằng tay hoặc băng động cơ điện dùng mạng điện công nghiệp. Cần trục được điều khiển do người lái chuyên nghiệp từ trong cabin treo ở một đầu dầm. trường hợp dùng pa lăng điện làm cơ cấu nâng có thể được điều khiển từ mặt nền qua hộp nút bấm điều khiển, trong trường hợp này thì không cần người lái chuyên nghiệp.

Các thông số cơ bản của cầu trục là: Sức nâng tải Q, Khẩu độ L, chiều cao nâng H, vận tốc làm việc của các bộ máy và chế độ làm việc của các bộ máy của cần trục. Với sức nâng nhỏ từ 1 đến 5 tấn, khẩu độ ngắn từ 5 đến 17 mét và chế độ làm việc nhẹ thường là cần trục dầm đơn. Các cầu trục dầm đôi công dụng chung có thể có chế độ làm việc nhẹ, trung bình hoặc nặng. Sức nâng tải từ 5 đến 300 tấn, khẩu dộ L từ 10 đến 35 mét. Các cầu trục dùng lắp rắp thiết bị công nghiệp, thiết bị thủy điện lớn có thể có sức nâng đến 500 tấn. Vận tốc nâng hạ của cầu trục thường dùng từ 8 đến 20 mét/phút, vận tốc di chuyển xe con từ 10 đến 50 mét/phút và vận tốc di chuyển cầu trục 40 đến 150 mét/phút.