Hướng dẫn kiểm tra kết cấu kim loại

Hướng dẫn kiểm tra kết cấu kim loại

Kim loại là một trong những nguyên liệu quan trọng bậc nhất trong bất kì công trình xây dựng nào. Nguyên liệu này thuận tiện, bền bỉ cũng như đảm bảo làm nên vô số thiết bị, phụ kiện.

Rõ ràng vai trò và sự phụ thuộc của ngành công nghiệp, nhất là ngành công nghiệp nâng hạ vào kim loại là rất lớn. Trước và trong quá trình xây dựng, lắp đặt, phải luôn kiểm tra kết cấu của bất kì phụ kiện kim loại nào. Vậy để kiểm tra kết cấu kim loại chúng ta phải thực hiện quy trình thế nào cho đúng?

Bên dưới là quá trình nhận biết và hướng xử lý sự cố khi thiết bị kim loại bị hao mòn hay biến dạng

CÁC MÃ, KẾT CẤU KIM LOẠI TRÊN CẦN, CẦU TRỤC, CỔNG TRỤC
* Hao mòn
– Nhận biết: <=10% tính theo chiều dày hoặc <5% tính theo đường kính bất kỳ.
– Xử lý: Phải kiểm tra sự hao mòn sau khi làm vệ sinh sạch phần gỉ bên ngoài.
* Biến dạng, nứt
– Nhận biết: Bất kỳ sự biến dạng và nứt nào.
– Xử lý: Phải kiểm tra kỹ để có thể phát hiện biến dạng, nứt. Nếu phát hiện vết nứt thì phải kiểm tra lại bằng qui trình kiểm tra bột từ.
Quan tâm đến từng chi tiết là phương châm của chúng tôi
TRỰC TIẾP TRÊN KẾT CẤU KIM LOẠI
* Hao mòn
– Nhận biết:

+ Chiều dày tấm:
++ Giảm 10% chiều dày tại mọi điểm;
++ Giảm 20% tại các khu vực bị hao mòn cục bộ, các khu vực này chỉ là một phần nhỏ của mặt cắt ngang của kết cấu.

+Mặt cắt:
++ Giảm 10% diện tích mặt cắt ngang đối với các bộ phận quan trọng trong trường hợp sự hao mòn phân bố đều trên mặt cắt ngang xem xét.
++ Giảm 20% cục bộ khi mặt cắt xem xét chỉ là bộ phận kết cấu phụ.

+ Các bộ phận có mặt cắt ngang hình tròn:
++ Giảm 3% đường kính tại mọi điểm trên các mặt cắt giống nhau.
++ Giảm 5% cục bộ.

– Xử lý:
+ Phải tiến hành đo chiều dày và so sánh với chiều dày ban đầu.
+ Kiểm định viên quyết định số điểm phải do chiều dày phụ thuộc vào điều kiện thực tế.
+ Các điểm kiểm tra và các giá trị đo phải được ghi chép trên một bản vẽ phác thảo.
* Biến dạng, nứt
– Nhận biết: Bất kỳ sự biến dạng và nứt nào.
– Xử lý: Phải kiểm tra kỹ để có thể phát hiện biến dạng, nứt. Nếu phát hiện vết nứt thì phải kiểm tra lại bằng qui trình kiểm tra bột từ.

Bài viết có liên quan

CẤU TẠO PALANG XÍCH HITACHI

CẤU TẠO PALANG XÍCH HITACHI. Pa lăng xích điện Hitachi dòng S -Series là loại thiết bị được sử dụng rộng...
Read More
CẤU TẠO PALANG XÍCH HITACHI

TCVN 4244:2005

TCVN 4244:2005 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 4244:2005 THIẾT BỊ NÂNG - THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ KIỂM TRA KỸ...
Read More
TCVN 4244:2005

CẤU TẠO TROLLEY ĐIỆN PA LĂNG HITACHI

CẤU TẠO TROLLEY ĐIỆN PA LĂNG HITACHI - A SERIES Sơ đồ cấu tạo trolley di chuyển ngang trên dòng...
Read More
CẤU TẠO TROLLEY ĐIỆN PA LĂNG HITACHI

Bảo vệ mất pha, Rơ le bảo vệ mất pha

Tại sao phải bảo vệ mất pha? Trong hệ thống điện 3 pha đặc biệt là sử dụng động cơ...
Read More
Bảo vệ mất pha, Rơ le bảo vệ mất pha

Bảo vệ mất pha, Rơ le bảo vệ mất pha

Tại sao phải bảo vệ mất pha? Trong hệ thống điện 3 pha đặc biệt là sử dụng động cơ...
Read More
Rate this post