Nội quy an toàn cơ bản khi sử dụng cầu trục

Nội quy an toàn cơ bản khi sử dụng cầu trục

Dưới đây là mẫu Nội quy an toàn cơ bản khi sử dụng cầu trục được dán bên cạnh các thiết bị cầu trục nhằm nhắc nhở công – nhân viên sử dụng cầu trục an toàn – hiệu quả.

1. Chỉ những người có trách nhiệm mới được sử dụng thiết bị

2. Chỉ được phép nâng chuyển tải trọng khi biết rõ trọng lượng của nó. Không được phép sử dụng thiết bị với chế độ làm việc nặng hơn chế độ quy định.

3. Phải dùng dây cáp tương ứng với trọng lượng của tải và kiểm tra dây cáp trước khi sử dụng.

4. Chỉ được nâng hạ vật theo phương thẳng đứng, không được kéo xiên. Hạn hữu mới cho phép kéo xiên trong phạm vi l,5m

5. Khi điều khiển thiết bị nâng từ sàn nhà phải đảm bảo lối đi lại tự do cho người điều khiển.

6. Không được đứng trên hành lang cầu trục khi nó đang hoạt động.

7. Tuyệt đối cấm nâng, hạ tải trọng khi có người đang đứng dưới tải trọng.

8. Nếu di chuyển trên dường đi hoặc mặt bằng không cỏ chướng ngại thì tải trọng được nâng cao lm. Khi mặt bằng có chướng ngại phải nâng tải trọng cách điểm cao nhất 0,5m.

9. Cấm sử dụng thiết bị khi hệ thống phanh bị hỏng hoặc ở trạng thái hoạt động không bình thường.

10. Tránh hiện tưởng quá tải giả tạo cho thiết bị, cấm nâng những tải trọng đang bị vùi, bị vật khác đè lên, bị gia cố và bắt chặt với vật khác bằng bu-loong..

11. Cấm kéo lê tải trọng

12. Không bốc xếp tải trọng lên ô tô khi buồng lái đang có người.

13. Không sử dụng đơn pha

14. Không được dung pa – lăng để lật ngược vật nặng

15. Không sử dụng pa – lăng trong trạng thái đong đưa mạnh của vật treo.

16. Cố gắng tránh thao tác nhấp giật máy

17. Không được treo vật nặng rồi quay nó như chong chóng

18. Không giật mạnh và kéo ngang sợi dây CORD của tay nắm có các nút bấm.

19. Không hàn điện vào vật khi nó đang ở trạng thái treo lơ lửng

20. Không được treo lơ lửng rồi bỏ đi

21. Người theo buộc móc tải trọng phải:

– Buộc móc cáp đúng quy định

– Đi đằng sau tải trọng, cấm đi trước tải trọng

– Chỉ được bám sau tải trọng nếu tải trọng ở độ cao khoảng lm trở xuống

– Cấm dùng người làm đối trọng cân bằng tải trọng

– Muốn quay tải trọng phải dùng móc chuyên dùng

– Cấm đứng giữa tải trọng và các vật chướng ngại có thành tường cao để tránh bị đè bẹp.

22. Khi nghỉ việc phải đưa pa – lăng vào gần cabin điều khiển, kéo móc lên hết, ngắt cầu dao điện. Cấm không được treo tải trọng trên móc khi dừng, nghỉ việc, thu gọn tránh va đập các bản điều khiển cầm tay (khi thiết bị được điều khiển từ dưới đất)

23. Khi xảy ra sự cố cho thiết bị, người sử dụng phải báo cáo cho người có trách nhiệm để lập biên bản và tim cách sửa chữa, khắc phục. Sau khi có quyết định của người có trách nhiệm mới được sử dụng thiết bị tiếp.

24. Thiết bị phải được sửa chữa, bảo dưỡng theo lịch đã được thủ trưởng đơn vị quản lý sử dụng phê duyệt hoặc sau khi xảy ra sự cố và được ghi chép đầy đủ vào lý lịch.

25. Không được tự ý thay thế bất cứ phụ tùng nào của cầu trục, nhất là pa – lăng không phải chính hiệu của nhà sản xuất cung cấp.

26. Nếu để lâu không dùng đến thì trước khi ngưng sử dụng phải có biện pháp chống gỉ xét thích đáng. Khi sử dụng lại phải kiểm tra cận thận trước khi cho vận hành.

27. Chỉ sử dụng cầu trục theo đúng mục đích thiết kế, trong trường hợp vận hành cầu trục trong các môi trường đặc biệt như hóa chất, nhiệt….thì phải tuân thủ theo các điều kiện khác có liên quan.

28. Các nội dung khác: tuân theo luật chung về an toàn lao động của Nhà nước Việt Nam.

Rate this post