Chi tiết quy trình bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ cầu trục

Chi tiết quy trình bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ cầu trục

Bảo trì – bảo dưỡng thiết bị nâng hạ như cầu trục, cổng trục là một công việc tối quan trọng trong mỗi nhà xưởng. Dưới đây là chi tiết những điều cần làm để sử dụng cầu trục bền vững và hiệu quả, phục vụ công việc của nhà xưởng đạt hiệu suất làm việc cao và an toàn nhất.

Sửa chữa bảo dưỡng ca: Trước khi giao ca phải:

– Kiểm tra sự làm việc của hệ lấy điện

– Kiểm tra hiệu chỉnh phanh

– Kiểm tra các thiết bị điện, mạch điện

– Kiểm tra mức dầu trong hộp giảm tốc

Kiểm tu: Mục đích kiểm tra sự hoạt động bình thường của cầu trục và sửa chữa nếu cần.

– Kiểm tra sự làm việc của hệ lấy điện

– Kiểm tra xiết chặt các bu-lông kẹp ray

– Kiểm tra tình trạng dầu mỡ trong các bộ phận cần bôi trơn

– kiểm tra các bộ phận liên kết của các cơ cấu sữa chữa hoặc thay thế các chi tiết hỏng

– Khi phát hiện các hư hỏng có thể gây ra nguy hiểm phải dừng cầu trục để sửa chữa.

Tiểu tu:

– Kiểm tra thay thế các chi tiết mau mòn như má phanh

– Kiểm ứa và đánh dấu chỗ cáp bị đứt, mòn nhiều nhất, phải thay cáp khi số sợi và độ mòn đạt đến giá trị cho phép theo TCVN 4244-86

– Kiểm tra và điều chỉnh lại toàn bộ phanh

– Kiểm tra chất lượng dầu bôi trơn trong hộp giảm tốc

– Bổ sung mỡ vào ổ trục động cơ

– Kiểm tra sửa chữa các thiết bị điện của tủ điện

– Các đầu nối cáp điện vào động cơ

Trung tu: Thời gian giữa hai lần trung tu bằng 3 lần thời gian giữa 2 lần tiểu tu

– Thực hiện toàn bộ khối lượng của công việc tiểu tu

– Thay thế các chi tiết hỏng của phanh và điều chỉnh phanh

– Kiềm tra chất lượng ăn khớp của bộ truyền động, điều chỉnh độ ăn khớp hoặc phục hồi.

– Kiểm tra chất lượng cáp thép.

– Kiểm tra sửa chữa các thiết bị an toàn.

– Kiểm tra kết cấu thép, sơn sửa lại những chỗ hư hỏng.

Đại tu:

– Thực hiện toàn bộ khối lượng công việc của đại tu

– Thay thế hoặc phục hồi bộ truyền bánh răng

– Thay thế hoặc phục hồi bánh xe cầu trục

– Thay thế các vòng bánh bi xe

– Kiểm tra thay thế các phụ kiện điện

– Thay thế hoặc phục hồi các chi tiết lấy điện

– Kiểm tra sửa chữa hệ thống cáp điện thanh cứng

– Kiểm tra toàn bộ kết cấu thép dầm cầu trục, sửa chữa những phần bị rỉ, mòn

– Cạo rỉ và sơn lại toàn bộ cầu trục.

Sau khi hoàn thành công việc đại tu, lắp ráp hoàn chỉnh phải tiến hành thử tải và lập biên bản nghiệm thu rồi mới đưa vào sử dụng.

Cầu trục dầm đơn SEA CRANE cung cấp

Lịch thời gian quy định tiểu tu – đại tu:

Thời gian nghỉ việc đê sửa chữa Khoảng thời gian giữa hai kỳ sửa chữa
Tiêu tu 16-20 giờ 60 ngày
Đại tu 4-5 ngày 5 năm

 

BÔI TRƠN

TT Điểm bôi trơn chính Thuộc bộ phận Chất bôi trơn Thời hạn Ghi chú
1 Hộp giảm tốc Động lực di chuyển cầu trục L- 90 3 tháng
2 Hộp giảm tốc Pa- lăng 3 tháng Xem hướng dẫn trong
3 Các ổ bi Động lực di chuyển cầu trục MỠYC-2 6 tháng
4 Các ổ bi Pa – lăng MỠYC-2 6 tháng
5 Các ổ bi Khác MỠYC-2 6 tháng
6 Các ròng rọc và dây thép dẫn điện sâu đo dọc dầm chính Dần điện cho cầu trục hoạt động MỠYC-2 6 tháng
7 Dây cáp thép Pa – lăng MỠYC-2 3 tháng
8 Bộ truyên động Cơ cấu di chuyển MỠYC-2 3 tháng

CÁC CHI TIẾT MAU MÒN CHÓNG HỎNG:

TT Tên chi tiết, cụm chi tiết Sô lượng Lăp ráp Ghi chú
1 Bánh xe 4 Cơ cấu di chuyển cầu trục
2 Bánh răng chủ động 2 Cơ cấu chuyển cầu trục
3 Bánh xe bị động 2 Cơ câu chuyên câu trục
4 Ô bi các loại Cơ câu chuyên câu trục

Nếu quý khách có nhu cầu Hợp đồng bảo trì – bảo dưỡng thiết bị cầu trục – palang điện vui lòng liên hệ Hotline: 0903.082.220 để được liên hệ hợp tác. Xin cám ơn!

Rate this post