Hướng dẫn kiểm tra móc treo

Hướng dẫn kiểm tra móc treo

Móc treo hàng là một phụ kiện đặc biệt quan trọng. Tuy được thiết kế tải trọng lớn hơn nhiều lần so với tải trọng pa lăng (tời điện), nhưng trong quá trình vận chuyển từ xưởng này đến xưởng khác, chịu va đập vào các linh kiện khác, nếu không cẩn trọng có thể xảy ra sự cố. Do đó cần thường xuyên kiểm tra Móc treo hàng trong qua trình làm việc.

Dưới đây là những tiêu chuẩn cần thiết để xác định có nên sử dụng tiếp Móc treo hàng nữa hay thay mới ngay

Hạng mục Dạng khuyết tật Tiêu chuẩn loại bỏ Hướng dẫn kiểm tra
1. Thân móc Hao mòn Lớn hơn chiều dày ban đầu 10% ở vùng A; 5% ở vùng B. (Xem Hình vẽ minh họa dưới đây) Phải kiểm tra và đo đạc sự hao mòn của móc treo.
2. Thân móc Xoắn Bất kì sự xoắn nào theo trục móc đều phải loại bỏ Phải kiểm tra thân móc để phát hiện bất kì sự xoắn nào của móc so với trục móc.
3. Miệng móc treo Biến dạng Bất kì sự biến dạng nào của miệng móc treo. Phải tiến hành đo khe hở miệng móc treo giữa hai điểm tâm quy định và so sánh với kích thước ban đầu.
4. Thân móc Nứt Bất kì vết nứt nào Phải tiến hành kiểm tra phát hiện các vết nứt bằng mắt thường. Nếu phát hiện thấy vết nứt thì phải kiểm tra lại bằng quy trình kiểm tra bột từ.
5. Thân móc Cơ khí/ Hư hỏng Bất kì vết cắt, khía hoặc rãnh ảnh hưởng đến việc sử dụng an toàn. Phải kiểm tra thân móc để phát hiện hư hỏng cơ khí.
6. Phần có ren trên thân móc. Hao mòn Hao mòn cho phép lớn nhất của đường kính phần có ren là 2,5 % đường kính ban đầu. Phải kiểm tra và đo đạc sự hao mòn của phần có ren trên thân móc treo.
7. Khuyên móc Méo Bất kì sự biến dạng nào của khuyên móc Phải kiểm tra để phát hiện sự biến dạng của khuyên móc, nếu móc có khuyên treo.
Tải trọng thử (PL):
– Khi SWL ≤ 25 t: PL = 2 x SWL (tấn).
– Khi SWL > 25 t: PL = (1,22 x SWL) + 20 (tấn).
Chú thích:
Việc kiểm tra mỗi móc treo phải bao gồm các việc sau:
1. Kiểm tra kích thước. Tất cả các kích thước phải lớn hơn 95% kích thước ban đầu.
2. Thanh chống tuột cáp phải làm việc tốt (nếu có).
3. Phần ren trên thân móc phải sạch và không gỉ (nếu có).
4. Các dấu phải dễ đọc.
5. Hao mòn vật liệu tại bề mặt lắp ổ bi không vượt quá 8% kích thước danh nghĩa.
6. Móc treo phải được kiểm tra bằng bột từ không dưới một lần trong vòng 2 năm.

Bài viết có liên quan

CẤU TẠO PALANG XÍCH HITACHI

CẤU TẠO PALANG XÍCH HITACHI. Pa lăng xích điện Hitachi dòng S -Series là loại thiết bị được sử dụng rộng...
Read More
CẤU TẠO PALANG XÍCH HITACHI

TCVN 4244:2005

TCVN 4244:2005 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 4244:2005 THIẾT BỊ NÂNG - THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ KIỂM TRA KỸ...
Read More
TCVN 4244:2005

CẤU TẠO TROLLEY ĐIỆN PA LĂNG HITACHI

CẤU TẠO TROLLEY ĐIỆN PA LĂNG HITACHI - A SERIES Sơ đồ cấu tạo trolley di chuyển ngang trên dòng...
Read More
CẤU TẠO TROLLEY ĐIỆN PA LĂNG HITACHI

Bảo vệ mất pha, Rơ le bảo vệ mất pha

Tại sao phải bảo vệ mất pha? Trong hệ thống điện 3 pha đặc biệt là sử dụng động cơ...
Read More
Bảo vệ mất pha, Rơ le bảo vệ mất pha

Bảo vệ mất pha, Rơ le bảo vệ mất pha

Tại sao phải bảo vệ mất pha? Trong hệ thống điện 3 pha đặc biệt là sử dụng động cơ...
Read More

Rate this post