HƯỚNG DẪN CÁCH BÔI TRƠN BẠC ĐẠN GIÚP TĂNG CÔNG SUẤT

HƯỚNG DẪN CÁCH BÔI TRƠN BẠC ĐẠN GIÚP TĂNG CÔNG SUẤT

Bạc đạn là một chi tiết quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các thiết bị. Theo thống kê, 54% hư hỏng của bạc đạn có nguyên nhân là do vấn đề bôi trơn. Vậy, làm thế nào để bôi trơn đúng cách cũng như nâng cao tuổi thọ của bạc đạn và thiết bị?
Trước hết, chúng ta cần biết 3 sai lầm nên tránh khi bôi trơn bạc đạn (vòng bi, ổ đỡ):

1. Bôi trơn dựa theo chu kỳ thay vì tình trạng:

Bôi trơn bạc đạn mỗi tuần một lần, mỗi tháng một lần hoặc theo chu kỳ mà nhà sản xuất thiết bị đưa ra, có vẻ như là một điều hợp lý và được nhiều nhà máy thực hiện. Ngay cả các nhà sản xuất bạc đạn vẫn tư vấn như vậy để đảm bảo tuổi thọ tối đa cho bạc đạn. Điều này đúng hay sai? Giả sử hai động cơ có cùng thông số kỹ thuật nhưng hoạt động trong môi trường khác nhau, điều kiện làm việc khác nhau, sẽ không hợp lý khi bôi trơn hai động cơ này giống nhau.
Bạc đạn cần mỡ chỉ để giảm ma sát. Vì thế khi chất bôi trơn đó đang hoạt động tốt thì không nên thay đổi hoặc bổ sung thêm mặc dù lịch bôi trơn đã tới. Điều cần làm là theo dõi mức độ ma sát để biết thời điểm bơm mỡ thích hợp.

2. Thiếu và dư chất bôi trơn:

Sai lầm thứ 2 chúng ta nên tránh là thêm quá nhiều hoặc không đủ mỡ bôi trơn. Động cơ sẽ làm việc vất vả hơn nhiều để đẩy các viên bi lăn qua lớp “vũng lầy” mỡ bôi trơn khi số lượng quá nhiều. Hoạt động nào sẽ tiêu hao nhiều năng lượng hơn? Chạy nhanh qua vùng nước nông dọc bờ biển với mực nước tới mắt cá chân hay đi qua vùng nước sâu với mực nước ngang ngực?

Quá nhiều mỡ =>Tăng ma sát và áp suất => tăng nhiệt độ bên trong bạc đạn => giảm hiệu quả của chất bôi trơn.
Đặc biệt đối với động cơ điện, việc bơm mỡ cho ổ đỡ rất quan trọng. Nếu như lượng mỡ bơm cho ổ bi quá nhiều, nó có thể thâm nhập vào trong cuộn dây, gây tăng nhiệt độ động cơ và lão hoá chất cách điện.


Bơm không đủ mỡ => rút ngắn tuổi thọ bạc đạn.

Vậy, làm thế nào để chúng ta biết khi nào cần bôi trơn và lượng mỡ bao nhiêu là đủ?

Theo dõi mức độ ma sát bằng thiết bị siêu âm khi thêm mỡ mới. Khi mức dB tiếp cận giá trị cơ sở (baseline) thì bôi trơn chậm lại đến khi mức dB bắt đầu tăng nhẹ thì dừng và kết thúc việc bôi trơn.

3. Sử dụng thiết bị siêu âm chỉ để nghe

Chỉ nghe âm thanh ma sát của bạc đạn mà không có phản hồi định lượng là một sai lầm. Các phản hồi âm thanh là quá chủ quan để rút ra bất kỳ kết luận nào của việc so sánh và theo dõi tình trạng. Bởi vì sự cảm nhận về âm thanh khác nhau giữa hai người nghe và không có cách nào để nhớ những âm thanh đã nghe 1 tháng trước đây.
Luôn luôn sử dụng thiết bị siêu âm có thể cung cấp nhiều chỉ số tình trạng.
Giá trị RMS, Max và Peak RMS cho biết mức độ báo động và chu kì bơm mỡ trong khi.
Hệ số Crest Factor giúp chúng ta phân biệt sự khác nhau giữa bạc đạn cần bơm mỡ và bạc đạn cần thay thế.
Giám sát tình trạng bôi trơn bằng công nghệ siêu âm

Bên trong bạc đạn bao gồm bốn thành phần quan trọng: vòng trong, vành ngoài, bi và rế. Khi bốn thành phần này chuyển động với nhau thì lực ma sát xuất hiện và chất bôi trơn sẽ làm giảm mức ma sát này. Ma sát bằng 0 là điều không thể, nhưng có thể giảm thiểu mức độ ma sát bằng việc lắp đặt đúng kỹ thuật và bôi trơn vừa đủ.
Sử dụng thiết bị siêu âm để xác định mức ma sát tối ưu. Từ đó thiết lập một giá trị cơ sở (baseline) cho ma sát và theo dõi xu hướng theo thời gian. Bằng cách này chúng ta có thể dễ dàng phát hiện và phân biệt giữa các bạc đạn:

  • Quá nhiều mỡ
  • Quá ít mỡ
  • Cần được bôi trơn lại
Rate this post