PA LĂNG HITACHI – CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC TỜI ĐIỆN/ PA LĂNG

Chế độ làm việc vủa pa lăng là một thông số tổng hợp để xét đến điều kiện sử dụng, mức độ chịu tải theo thời gian của pa lăng hay của cầu trục.

Khi tính toán các cụm, các chi tiết máy trục về độ bền, độ bền mỏi, độ mòn, về an toàn phanh của bộ máy… đều phải chú ý đến chế độ làm việc của từng bộ máy hay toàn bộ cầu trục để chọn thông số tính toán cho phù hợp.

Mỗi bộ máy của máy trục có thể làm việc với chế độ khác nhau. Chế độ làm việc chung của máy trục lấy theo chế độ làm việc của bộ máy nâng hay còn gọi là pa lăng.

Chế độ làm việc nhẹ: có hệ số sử dụng tải trọng thấp Kq~0.5, cường độ làm việc nhỏ, trung bình, số lần mở máy trong một giờ ít (dưới 60 lần) và có nhiều quảng nghỉ lâu.

Chế độ làm việc trung bình: hệ số sử dụng tải trọng Kq~0.75, vận tốc làm việc trung bình, cường độ làm việc ED~25%, số giờ mở máy trong 1 giờ đến 120 lần. Trong nhóm này bao gồm các bộ cầu trục trong các xưởng cơ khí lắp rắp, bộ máy quay trong cần trục xây dựng, pa lăng điện…

Chế độ làm việc nặng: có hệ số sử dụng tải cao Kd=1, vận tốc làm việc lớn, cường độ ED~40%-60% số lần mở máy tới 360 lần. Trong nhóm này bao gồm cầu trục trong phân xưởng gia công và kho thuộc ngành luyện kim…

Các loại máy trục khác nhau sẽ có chế độ làm việc khác nhau; nói cách khác chúng sẽ có thờ gian làm việc, tốc độ làm việc, hệ số sử dụng tải trọng khác nhau dẫn đến tải trọng động(tải trọng quán tính) trong quá trình chuyển động có gia tốc (mở máy hoặc phanh) và sẽ gây ra mài mòn các chi tiết máy. làm ảnh hưởng đến tuổi thọ và độ tin cậy của máy trục cũng khác nhau.

Mối liên hệ giữa hệ số tải trọng động với chế độ làm việc như sau:

Chế độ dẫn động bằng tay: Kđ = 1.0

Chế độ làm việc nhẹ : Kđ = 1.1

Chế đọ làm việc trung bình: Kđ = 1.2

Chế đọ làm việc nặng: Kđ = 1.3

Chế đọ làm việc rất nặng: Kđ = 1.4

Chế độ làm việc rất nặng và hoạt động liên tục: Kđ = 1.5.