Hướng dẫn kiểm tra cụm puly Pa lăng treo móc

Hướng dẫn kiểm tra cụm puly Pa lăng treo móc

Kiểm tra cụm Puly pa lăng hoặc móc treo, tời điện kéo là một công việc mà mỗi người quản lý kho xưởng có lắp thiết bị Cầu trục – Pa lăng phải thực hiện hàng ngày chứ không hẳn chỉ để thực hiện khi kiểm định


Cụm Puly pa lăng hoặc móc treo, tời điện kéo

Bài viết này tham khảo từ TCVN 4244. Ngoài ra khi kiểm định, mỗi người có một kinh nghiệm và nguồn kiến thức khác nhau để xác định vấn đề cũng như sự cố xảy ra để giải quyết hiệu quả. Hy vọng các bạn có được câu trả lời như mong muốn.

Dưới đây là quy trình kiểm tra – kiểm định cụm Puly pa lăng hoặc móc treo, tời kéo

1. Phải kiểm tra thân móc Pa lăng bằng mắt thường để phát hiện mòn hoặc gỉ. Nếu phát hiện sự mòn hoặc gỉ thì phải ghi chép lại với mức độ đánh giá về chiều sâu/rộng.

2. Phải kiểm tra thân móc Pa lăng bằng mắt thường để phát hiện sự xoắn móc. Nếu có thì phải đo đạc và ghi vào biên bản.

3. Phải đo khoảng mở miệng móc “t” giữa hai khoảng cách nhỏ nhất. Thông thường, đo khoảng cách giữa hai điểm chuẩn “f’ và so sánh với số liệu ban đầu. Bất kì sự mở móc nào do mòn, biến dạng hoặc gỉ đều phải được ghi chép lại. Nếu cụm pu ly Pa lăng chưa được kiểm tra lần đầu thì không có các điểm chuẩn. Trong trường hợp này, phải đánh dấu điểm chuẩn rồi mới ghi kích thước vào biên bản.

4. Phải đo đạc đường kính lớn nhất và nhỏ nhất của trục móc Pa lăng ở cả vị trí có ren và không có ren, rồi ghi vào biên bản.

5. Bất kì dấu hiệu vết nứt nào đều phải đo chiều sâu của nó. Nếu chiều sâu vết nứt nhỏ hơn độ hao mòn cho phép theo kích thước tương ứng thì phải mài sạch vết nứt cho đến đáy, với sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Nếu chiều sâu vết nứt lớn hơn độ hao mòn cho phép thì phải loại bỏ.

6. Phải mài sạch bất kì vết cắt, rãnh khía nào. Cần phải thận trọng để tránh tình trạng quá nhiệt và phải tiến hành mài nghiêng để tránh gây biến đổi lớn tiết diện của chi tiết mài. Mọi công việc sửa chữa phải được ghi vào biên bản.

7. Phải đo đạc đường kính lớn nhất và nhỏ nhất của cả hai vị trí trục có ren và không có ren rồi ghi vào biên bản. Độ mòn của ren được tính tối đa là 5% chiều cao ren ban đầu.

8. Phải kiểm tra ổ bi đỡ để phát hiện biến dạng hoặc hao mòn quá giới hạn cho phép. Phải kiểm tra hệ thống bôi trơn đảm bảo làm việc bình thường và các vú mỡ phải ở trạng thái thông.

9. Phải kiểm tra puly ở trạng thái quay trơn trước khi tháo. Phải kiểm tra các mép và đáy rãnh puly để phát hiện các mài mòn khác thường.

10. Các má puly, vòng cách ly, tấm giằng phải được kiểm tra hao mòn chiều dày do mòn, gỉ hoặc hư hỏng cơ khí. Chiều dày lớn nhất và nhỏ nhất của mỗi hạng mục phải được đo và ghi chép lại.

11. “Hư hỏng” bao gồm cả hư hỏng cơ khí, biến dạng hoặc hoạt động không bình thường.

12. “Thiết bị an toàn” bao gồm chốt chẻ, bu lông, đai ốc … dùng để liên kết toàn bộ cụm puly Pa lăng treo móc với nhau. Tất cả các trục đều phải có chiều dài phù hợp và nếu cần thiết phải có bạc lót để chống mài mòn.

Chú thích:

Trong mọi trường hợp, không được phép mài vật liệu vượt quá giới hạn cho phép nêu trong mục 1 và 5 của Phụ lục 20A TCVN 4244

Bài viết có liên quan