CẦU TRỤC LÀ GÌ?

CẦU TRỤC DẦM ĐƠN 5Tx12M

CẦU TRỤC LÀ GÌ?

  1. CÔNG DỤNG:
    Thiết bị nâng (cầu trục, cổng trục, bán cổng trục, monoray và. . .) được sử dụng để cơ giới hóa trong các nhà xưởng, nhà kho, bến bãi . . . nhằm hợp lý hóa thao tác vận chuyển tải trọng để giảm nhẹ sức lao động của con người, nâng cao năng suất lao động trong dây chuyền sản xuất.
  2. GIỚI THIỆU KẾT CẤU CHUNG:
    Thông thường cầu trục được thiết kế và chế tạo có kết cấu dạng khung hộp, cân đối, bền vững. Vật liệu sử dụng bao gồm các loại thép hình, thép tấm thông dụng.
    Liên kết giữa các chi tiết và cụm chi tiết của cầu trục là mối liên kết bulông hoặc kết cấu hàn.
    Đảm bảo các mối hàn ngấu, chắc chắn, có độ tin cậy cao về sức bền. Cầu trục sau khi chế tạo, lắp ráp xong đều được kiểm định đạt các yêu cầu về kỹ thuật đề ra. Các bộ phận chính của hệ thống cầu trục bao gồm:
    1. Dầm chính
    2. Dầm hộp đầu
    3. Pa-lăng điện
    4. Nút bấm điều khiển
    5. Motor dẫn động dọc
    6. Hệ thống điện.
  3. Dầm chính:
    Dầm chính của cầu trục được thiết kế theo dạng hộp và thép hình chữ I. Đó là phần chịu lực chính và cũng là dầm đường chạy của pa-lăng.
    Kích thước dầm sẽ tùy thuộc vào tải trọng nâng, khẩu độ và điều kiện sử dụng của cầu trục. Dầm chính ngoài yêu cầu đảm bảo sức bền còn phải đảm bảo độ cứng và độ đàn hồi, vì vậy dầm chính của cầu trục khi ở chế độ không tải luôn luôn có một độ vòng nhất định.
  4. Dầm hộp đầu:
    Kết cấu dầm đầu kiểu hình hộp chữ nhật, thường được chế tạo từ các loại thép hình và thép tấm.
    Hai đầu của dầm hộp đầu có mối liên kết chờ để lắp cụm động lực di chuyển cầu trục và được lắp đầu đấm đàn hồi bằng cao su nhằm giảm xung lực va chạm khi cầu trục di chuyển chạm vào mốc dừng cuối đường chạy.
    Khoảng cách giữa hai tâm và đường kính của bánh xe dầm hộp đầu cầu trục được thiết kế tùy thuộc vào tải trọng nâng và khẩu độ của. Thông thường liên kết giữa dầm chính và hai dầm hộp đầu bằng mối liên kết bulông.
  5. Pa-lăng điện:
    Hầu hết các Palang do công ty SEACRANE cung cấp đều được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Bản vẽ và thông số kỹ thuật của từng loại Palăng được đính kèm cùng với hàng hoá.
  6. Nút bấm điều khiển:
    Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và nhà sản xuất Palăng, bộ nút bấm điều khiển thường có hình dạng chung như sau:
tay bấm điều khiển cầu trục

7. Motor dẫn động dọc:
Motor dẫn động dọc được lắp ăn khớp với bánh xe chủ động của hộp đầu nhằm mục đích tạo ra chuyển động dọc theo nhà xưởng (đường ray), tuỳ theo yêu cầu thực tế số lượng motor này có thể hai hoặc bốn.

8. Hệ thống cung cấp điện:
Nguồn điện động lực sử dụng là điên 3 pha, 380V, 50Hz. Nguồn điện điều khiển 110V, 24V tùy thuộc chủng loại pa lăng

Hệ thống cung cấp điện của cầu trục được chia làm hai phần:

+ Hệ thống điện dọc: là hệ thống cung cấp nguồn điện chính cho cả hệ thống cầu trục. Thường có các loại sau: điện thanh quẹt, điện hộp kín, điện sâu đo . . . và được lắp đặt nằm dọc theo chiều dài nhà xưởng.

+ Hệ thống điện ngang: là hệ thống điện cung cấp cho Palang, motor di chuyển dọc và điện điều khiển di chuyển dọc của cả hệ thống cầu trục. Thường có các loại sau: điện thanh quẹt, điện sâu đo và được lắp đặt nằm dọc theo dầm chính.

Để biết thêm thông tin về thông số kỹ thuật, vui lòng download catalogue sản phẩm tại link đính kèm



Cùng chủ đề?


CẦU TRỤC LÀ GÌ?

CẦU TRỤC LÀ GÌ?

  1. CÔNG DỤNG: Thiết bị nâng (cầu trục, cổng trục, bán cổng trục, monoray và. . .) được sử dụng để cơ giới hóa trong các nhà xưởng, nhà kho, bến bãi . . . nhằm hợp lý hóa thao tác vận chuyển tải trọng để giảm nhẹ sức lao động của con người, nâng cao năng suất lao động trong dây chuyền sản xuất.
  2. GIỚI THIỆU KẾT CẤU CHUNG:Thông thường cầu trục được thiết kế và chế tạo có kết cấu dạng khung hộp, cân đối, bền vững. Vật liệu sử dụng bao gồm các loại thép hình, thép tấm thông dụng. Liên kết giữa các chi tiết và cụm chi tiết của cầu trục là mối liên kết bulông hoặc kết cấu hàn. Đảm bảo các mối hàn ngấu, chắc chắn, có độ tin cậy cao về sức bền. Cầu trục sau khi chế tạo, lắp ráp xong đều được kiểm định đạt các yêu cầu về kỹ thuật đề ra. Các bộ phận chính của hệ thống cầu trục bao gồm:
    1. Dầm chính
    2. Dầm hộp đầu
    3. Pa-lăng điện
    4. Nút bấm điều khiển
    5. Motor dẫn động dọc
    6. Hệ thống điện.
  3. Dầm chính: Dầm chính của cầu trục được thiết kế theo dạng hộp và thép hình chữ I. Đó là phần chịu lực chính và cũng là dầm đường chạy của pa-lăng. Kích thước dầm sẽ tùy thuộc vào tải trọng nâng, khẩu độ và điều kiện sử dụng của cầu trục.Dầm chính ngoài yêu cầu đảm bảo sức bền còn phải đảm bảo độ cứng và độ đàn hồi, vì vậy dầm chính của cầu trục khi ở chế độ không tải luôn luôn có một độ vòng nhất định.
  4. Dầm hộp đầu: Kết cấu dầm đầu kiểu hình hộp chữ nhật, thường được chế tạo từ các loại thép hình và thép tấm. Hai đầu của dầm hộp đầu có mối liên kết chờ để lắp cụm động lực di chuyển cầu trục và được lắp đầu đấm đàn hồi bằng cao su nhằm giảm xung lực va chạm khi cầu trục di chuyển chạm vào mốc dừng cuối đường chạy. Khoảng cách giữa hai tâm và đường kính của bánh xe dầm hộp đầu cầu trục được thiết kế tùy thuộc vào tải trọng nâng và khẩu độ của. Thông thường liên kết giữa dầm chính và hai dầm hộp đầu bằng mối liên kết bulông.
  5. Pa-lăng điện:Hầu hết các Palang do công ty SEACRANE cung cấp đều được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Bản vẽ và thông số kỹ thuật của từng loại Palăng được đính kèm cùng với hàng hoá.
  6. Nút bấm điều khiển:Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và nhà sản xuất Palăng, bộ nút bấm điều khiển thường có hình dạng chung như sau:

    tay bấm điều khiển cầu trục

     

    7. Motor dẫn động dọc: Motor dẫn động dọc được lắp ăn khớp với bánh xe chủ động của hộp đầu nhằm mục đích tạo ra chuyển động dọc theo nhà xưởng (đường ray), tuỳ theo yêu cầu thực tế số lượng motor này có thể hai hoặc bốn.

    8. Hệ thống cung cấp điện:Nguồn điện động lực sử dụng là điên 3 pha, 380V, 50Hz. Nguồn điện điều khiển 110V, 24V tùy thuộc chủng loại pa lăng

    Hệ thống cung cấp điện của cầu trục được chia làm hai phần:

    + Hệ thống điện dọc: là hệ thống cung cấp nguồn điện chính cho cả hệ thống cầu trục. Thường có các loại sau: điện thanh quẹt, điện hộp kín, điện sâu đo . . . và được lắp đặt nằm dọc theo chiều dài nhà xưởng.

    + Hệ thống điện ngang: là hệ thống điện cung cấp cho Palang, motor di chuyển dọc và điện điều khiển di chuyển dọc của cả hệ thống cầu trục. Thường có các loại sau: điện thanh quẹt, điện sâu đo và được lắp đặt nằm dọc theo dầm chính.

    Để biết thêm thông tin về thông số kỹ thuật, vui lòng download catalogue sản phẩm tại link đính kèm